Theo thông tin mới nhất từ Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thì Quy chế tuyển sinh năm 2016 kế thừa của năm 2015 nhưng sẽ còn phải điều chỉnh.
Theo Bộ trưởng Bộ GD thì "Hướng là không đổi nhưng năm 2016 giáo viên, học sinh quen với việc thi, việc học rồi, chúng tôi sẽ chuyển sang những kỹ năng sâu hơn, lúc đó có thể đề thi sẽ theo hướng sâu hơn". Chẳng hạn đề thi tiếp tục đổi mới theo hướng đánh giá năng lực người học, tăng dần các câu hỏi vận dụng, các câu hỏi mở, các câu hỏi vận dụng kiến thức tổng hợp, liên môn từ khó tới dễ.
Năm 2016 sẽ ổn định như 2015 chỉ còn duy nhất 01 kỳ thi THPT quốc gia thay thế cho 02 kỳ thi tốt nghiệp và kỳ thi đại học như các năm trước tuy nhiên sẽ có điều chính khắc phục nhược điểm của năm 2015.
Do thay thế 2 kỳ thi do vậy kết quả kỳ thi THPT quốc gia sẽ vừa xét công nhận tốt nghiệp vừa lấy kết quả xét vào đại học.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2016 sẽ tổ chức thi 3 môn bắt buộc: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và các môn tự chọn từ các môn thuộc khoa học tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh) hoặc các môn khoa học xã hội (Sử, Địa).
Kết quả của kỳ thi này sẽ được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp và xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Số lượng môn thi với mỗi thí sinh là khác nhau tùy thuộc vào mục đích xét tuyển khác nhau giữa các thí sinh.
Để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh phải thi 4 môn, gồm 3 môn thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một môn do thí sinh tự chọn từ các môn khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội.
Đối với thí sinh thi mục đích xét tuyển đại học thì dựa vào yêu cầu của Trường ĐH, CĐ cũng như ngành trong trường này yêu cầu xét tuyển những môn gì thì học sinh sẽ đăng ký số môn thi cho đủ để phù hợp cho việc xét tuyển.
Lịch thi THPT quốc gia 2016 dự kiến sẽ tổ chức trong 4 ngày đầu tháng 7 như năm 2015
Cấu trúc Đề thi THPT quốc gia 2016 tăng cường độ phân hóa, nhiều câu hỏi mở: Đề thi THPT quốc gia 2016 có cấu trúc tương tự như đề thi THPT quốc gia năm 2015 gồm 60% câu hỏi cơ bản, 40% câu hỏi mức độ khó tăng dần.
Bám sát chương trình THPT, chủ yếu lớp 12 , không đánh đố, lắt léo. Trong đó các môn khoa học xã hội sẽ theo hướng mở, giảm chuyện học thuộc lòng mà yêu cầu học sinh phải biết phân tích sự kiện nhất sự kiện nóng trong xã hội. Đề các môn khoa học tự nhiên thì ngoài việc đánh giá kiến thức THPT, sẽ tập trung vào các câu hỏi vận dụng kiến thức, thực hành.
Đề thi gồm 2 nhóm câu hỏi , giống các câu hỏi đề thi THPT quốc gia năm 2015 nhóm 1 đảm bảo học sinh trung bình có thể tốt nghiệp, nhóm 2 câu hỏi khó để phân loại thí sinh để tuyển vào ĐH, CĐ.
Đề thi đòi hỏi học sinh vận dụng kiến thức tổng hợp, liên môn để làm bài, giải quyết các vấn đề liên quan đến thực tiễn cuộc sống.
Đề thi các môn khoa học xã hội và nhân văn được ra theo hướng mở để khắc phục tình trạng bắt học sinh học thuộc lòng, đồng thời huy động kiến thức tổng hợp, liên môn và vốn sống của học sinh vào việc làm bài (chẳng hạn, trong một đề thi xã hội có cả kiến thức môn Lịch sử, Địa lí, Sử, Địa sẽ giảm học thuộc lòng và nhớ dữ liệu ...);
Đề thi môn khoa học tự nhiên như sẽ tăng cường đánh giá việc vận dụng kiến thức của học sinh bao gồm kiến thức vật lý, hóa học, sinh học.
Đề thi sẽ đảm bảo cả 4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao, vừa đáp ứng yêu cầu cơ bản cho hầu hết thí sinh, và yêu cầu nâng cao nhằm phân hóa trình độ học sinh phục vụ công tác tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ.